Hỗ trợ trực tuyến
Liên hệ 1Liên hệ 1
Liên hệ 2Liên hệ 2
097 487 0000 HN
038 995 8888 HN
0945 370 300 NĐ
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 12
   Truy cập trong ngày : 85
   Tổng số truy cập : 5778680
Tắc kè giống, tac ke giong 4/14/2014 10:25:10 PM - Tắc kè giống, tac ke giong - Tắc kè đực, tắc kè cái, tập tính của tắc kè ngoài thiên nhiên.
Hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn. Thân dài 15-17cm, đuôi dài 10-15cm. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón tòe rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo. Toàn thân từ đầu đến đuôi có những vảy nhỏ hình hạt lồi với nhiều màu sắc (xanh thẫm, xanh nhạt, vàng, đen, đỏ nhạt...). Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. Đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của con vật.

Môi trường sống của tắc kè phong phú và đa dạng. Tắc kè hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi… Tắc kè thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà… và biết kêu, nhưng chỉ có tắc kè đực kêu được thành tiếng "tắc kè". Tắc kè hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, những ngày giá lạnh tắc kè ẩn nấp trong tổ, nhịn ăn mà vẫn sống khỏe mạnh. Trong thời kỳ nhịn ăn, tắc kè sử dụng chất dinh dưỡng ở đuôi để nuôi cơ thể. Vì vậy, thu hoạch tắc kè vào cuối kỳ nhịn ăn giá trị dược liệu sẽ bị giảm.


Tắc kè ngày ngủ đêm mới ra khỏi tổ kiếm mồi nên khi chăn nuôi chúng ta phải chọn thời điểm thích hợp nhất để cho chúng ăn cùng một lúc sẽ tạo sự phân chia con mồi được đồng đều, tránh tình trạng con ăn no con ăn đói sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. Khi tất cả các con tắc kè ra khỏi tổ là thời điểm thích hợp nhất để thả mồi vào chuồng cho chúng ăn. Khi cho ăn phải đảm bào chuồng trại sạch sẽ nếu không con mồi sẽ chạy lung tung dễ lây vi khuẩn từ phân của chúng.

Theo y học dân tộc tắc kè là một vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi, chữa nhiều chứng ho khó trị rất hiệu quả, tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực... Trong các bài thuốc nam, tắc kè được ngâm rượu hoặc sấy khô tán nhỏ thành bột để uống. Các kết quả phân tích cho thấy thân và đặc biệt là đuôi của nó có chứa nhiều axít amin và các chất béo có tác động kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường sức khỏe cho con người…


Ngoài thiên nhiên tắc kè đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 2 đến 5 trứng. Nhờ nhiệt độ ấm áp trong tổ trứng sẽ tự nở ra tắc kè con. Trứng nở sau khoảng 2,5 đến 3 tháng. Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.


Da tắc kè có nhiều màu óng ánh luôn thay đổi theo môi trường với mực đích ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Nếu khi bắt được tắc kè mà túm lấy đuôi nó, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát. Tắc kè cũng giống như con thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh đuôi khác. Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc.


Tắc kè đực và tắc kè cái có thân hình bên ngoài tương đối giống nhau. Theo kinh nghiệm để nhận biết giới tính của tắc kè chúng ta chỉ cần xem phẩn đuôi sát với hậu môn của tắc kè kết hợp quan sát đầu của chúng:

Tắc kè đực có phần đuôi sát với hậu môn phình to ra và có những chấm hình chữ v, đầu bành ra 2 phía như hình tam giác cân:

IMG_6401.jpg

Tắc kè cái thì có phần đuôi gần hậu môn xẹp lại và không có chấm hình chữ v, đầu thon hình tam giác nhọn:

IMG_9907.jpg
Tắc kè giống, tac ke giong
Các tin mới cập nhật
Lên đầu trang