Bò cạp ở Việt Nam đã
được xác định thuộc chi Buthiurus hoặc chi Heteronetrus. Thực tế ta có thể dùng
nhiều loài khác nhau. Toàn yết người Việt Nam dùng làm thuốc thuộc loài Buthus
martensii Karsch, thuộc họ bò cạp Buthidae. Ðây là một loài có đốt, thường sống
ở dưới những hòn đá hoặc khe vách, hang hốc. Đầu và ngực ngắn, bụng tương đối dài hơn,
phía dưới của bụng thót lại và dài, cuối cùng có ngòi mang nọc độc.
Thường người ta bắt bò cạp vào
mùa xuân và mùa hạ. Khi bắt được cho ngay vào chậu hay nồi nước trong hoặc nước
có pha thêm muối ăn (mỗi kilogam bò cạp cho thêm 300-500g muối ăn). Ðậy vung lại
và đun từ 3-4 giờ cho đến khi cạn nước; lấy bò cạp ra phơi mát cho khô, không
nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh. Khi dùng lại phải ngâm
nước để rửa sạch hết muối đi.
Do nhu cầu lấy nọc bò cạp để điều
trị những rối loạn của hệ thần kinh, một số nước đã chú ý nuôi bò cạp lấy nọc
làm thuốc. Muốn có 1g nọc bò cạp cần lấy ở 8.000 con một lần. Có thể dùng những
xung điện để bắt bò cạp tiết nọc nhiều lần. Nọc bò cạp đắt hơn nọc rắn.
Công dụng và liều dùng:
Toàn yết là một vị thuốc được
dùng trong Ðông y làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván. Ngoài
ra còn dùng làm thuốc kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm mồm miệng
méo xệch.
Theo tài liệu cổ, toàn yết có vị
mặn, hơi cay, tính bình, có độc, vào kinh can. Có tác dụng khu phong, trấn
kinh. Dùng chữa kinh giản, phá thương phong, cảm mồm méo, mắt xếch, bán thân bất
toại. Người huyết hư sinh phong không dùng được.
Nếu dùng thuốc sắc thì ngày dùng
3-5g; Nếu dùng thuốc bột hay thuốc viên thì chỉ dùng 2-3g, chia làm 2 hay 3 lần
uống.
Ðơn thuốc có bọ cạp:
Thuốc chữa trẻ em kinh phong, người
lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, thiên đầu thống (kinh nghiệm của Diệp
Quyết Tuyền): Toàn yết (bỏ đầu, chân) 3g, địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, cam
thảo 2g, tất cả tán bột. Chia làm 5 hay 6 lần bình ngâm rượu đẹp uống trong
ngày. Dùng nước nóng chiêu thuốc.
Bò cạp còn có tên khoa học là Arachnida. Các
loài bò cạp đều có độc tố ảnh hưởng đến thần kinh, mà bò cạp dùng để giết hoặc
làm tê liệt con mồi. Nọc độc của đa số loài bò cạp vô hại đối với con người,
tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác, từ đau, tê cứng đến sưng phồng. Một
vài loài bò cạp, chủ yếu trong họ Buthidae, có thể gây nguy hiểm, nhất là đối với
một số người bị dị ứng. Nhưng bò cạp nói chung khá nhút nhát và vô hại, chúng
chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ.
Nọc độc bò cạp được dùng như một
vị thuốc y học cổ truyền, là vị thuốc rất quý và có giá cao hơn cả nọc rắn. Bò
cạp còn là món ăn “thượng đẳng”. Tuổi thọ của các loài bò cạp có khác nhau.
Chúng có thể sống tới 4 - 5 năm, thậm chí 25 năm hoặc lâu hơn.
Cơ thể bò cạp có chứa 17 loại
axít amin cần thiết cho cơ thể con người, ngoài ra nó còn chứa 14 loại nguyên tố
vi lượng khác cùng nhiều vitamin đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ trong việc tăng cừng
sức khẻo, thúc đậy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng tái tạo và phát
triển các tế bào ở cơ thể người!
Những bài thuốc quý từ bò cạp:
Theo các chuyên gia nghiên cứu
thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn
tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván, sưng độc không rỏ
nguyên nhân, giúp hỗ trở hiệu quả trong việc điều trị bên ung thư và các bệnh
lây nhiệm qua đường tình dục như AIDS.
Đặc biệt là bò cạp giữ vai trò rất
quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh nan y của hệ thống thần kinh,
tim mạch, viêm gan B, viên thận, viên dạ dày, bệnh ngoài da và ung thư gan!
Top 5 thí
sinh giỏi nhất của MasterChef Việt Nam phải đối đầu với những nguyên liệu
"độc" như bọ cạp, dế, đuông dừa...
Lách qua cánh cửa hẹp để đến với top 5, Thanh Cường đang
dần lấy lại phong độ. Anh chọn cho mình món Đuông dừa, bọ cạp chiên giòn và Gỏi
cuốn dế. Món ăn của Thanh Cường đã khiến giám khảo khách mời Alain Nguyễn
rất hài lòng bởi “cách trang trí đẹp, món ăn có hương vị và sáng tạo”.
BỔ DƯỠNG HƠN THỊT CÁ
GS.TSKH Vũ Quang Côn, chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam cho
hay, các món ăn làm từ côn trùng như bọ cạp chiên, dế mèn chiên, sâu chít hấp
hoàn toàn an toàn và bổ dưỡng... Một số nghiên cứu đã chứng minh, cào cào, châu
chấu, dế mèn, bọ cạp, nhộng còn giàu các chất vi lượng, axit amin, protein...
ngang hoặc hơn là thịt gà, thịt lợn. Chính vì thế, từ lâu ong, sâu chít, đông
trùng hạ thảo... đã được sử dụng làm thuốc.
Ở Việt Nam, phong trào ăn côn trùng mới chỉ phát triển
trong vài năm trở lại đây, ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi
người ta rất "ưa" các món ăn được chế biến từ côn trùng. Thậm
chí, người ta còn thu hoạch và phơi khô châu chấu để ăn quanh năm. Nhiều người
cũng tỏ ra lo ngại như ong có nọc độc, bọ xít thì hôi...
Thực tế, tất cả những món ăn từ các loài này không gây bất cứ
một ảnh hưởng xấu nào tới sức khoẻ. Ong khi đưa vào bếp xào nấu hoặc ngâm rượu,
nọc độc sẽ tan. Bọ xít khi còn sống có mùi hôi và gây ngứa. Tuy nhiên, khi nấu
chín thì các chất độc sẽ phân hủy hết, GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết.
Vẫn theo vị chuyên gia này, việc chế biến các món ăn từ côn
trùng cũng không quá phức tạp. Từ lâu, dân gian vẫn chế biến nhộng, châu
chấu... hết sức đơn giản: làm sạch, xào với mỡ, hành... Đối với một số loài côn
trùng, để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn, có mùi vị, có màu sắc, người ta
cũng sẽ có một vài thao tác xử lý. Ví dụ, khi "sơ chế" bọ cạp, dế mèn
người ta có thể ngâm trong nước muối loãng 5%, bọ xít ngâm với nước vo gạo hoặc
nước dưa chua…
GS.TS Bùi Công Hiển, giám đốc Trung tâm ứng dụng Côn trùng
học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tâm sự, thức ăn từ côn trùng hội
tụ cả yếu tố lạ và bổ dưỡng (axit amin giúp dễ tiêu hóa), song hiện nay, việc
làm thức ăn bằng côn trùng vẫn chỉ ở quy mô nhỏ và mang tính thời vụ.
GS.TS Bùi Công Hiển cho rằng, cần phải nhân nuôi một cách bền
vững chứ không thể săn bắt ngoài tự nhiên. Việc nhân nuôi côn trùng cũng không
quá phức tạp. Ví dụ, người ta có thể nuôi dế bằng cỏ, thả dế và cỏ vào thùng,
cho sinh sản trong đó.