Hỗ trợ trực tuyến
Liên hệ 1Liên hệ 1
Liên hệ 2Liên hệ 2
097 487 0000 HN
038 995 8888 HN
0945 370 300 NĐ
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 35
   Truy cập trong ngày : 215
   Tổng số truy cập : 5778810
RƯỢU NGÂM BỌ CẠP, CÁCH CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN BỌ CẠP
MÓN ĂN  BỌ CẠP, RƯỢU NGÂM BỌ CẠP, CÁCH CHẾ BIẾN CÁC MÓN TỪ BỌ CẠP

Trại giống thanh xuân chuyên cung cấp dế mèn giống, tắc kè giống, bọ cạp giống thu mua đầu ra lâu dài, giá cả ổn định quanh năm.

Giá 1.000 VNĐ



BỌ CẠP NƯỚNG



 3. bo cap chien gion.JPG149925364764991-con-trung-5.jpgNha hang con trung 2_MNWU.jpg


Chuẩn bị:

 - Than hoa hay rơm khô.

 - Một vỉ nướng.

 Cách làm:

  - Quạt than hồng hay rơm rạ cháy đỏ.

  - Để vỉ nướng lên.

  - Trở đều đến vàng thơm là được.

Nước chấm hoặc muối tiêu chanh tùy thích.

 Trích: "Tôi gắp đại một con bỏ miệng, cảm nhận đầu tiên khi răng cắn vào con côn trùng cực độc này là béo béo, bùi bùi pha vị ngòn ngọt. Cái “áo giáp” của nó nhai giòn rụm, tan ra trong miệng. Một vị rất lạ, rất khó tả và tất nhiên là không thể chê nó được…


 

BỌ CẠP CHIÊN GIÒN



 

dgdsdgffd.jpgDREYTE.jpg9-dac-san-dong-nam-a-khien-nguoi-nuoc-ngoai-am-anh-vi-do-kinh-khiep-viet-nam-dong-gop-den-3-mon-congdonghoaky-com_5.jpgcon-trung-chien-gion-2.jpg579609c6470d458499f32b0f490dc21c (Custom).jpg3c46e121c24dd9ce75dc84d4110b66a3 (Custom).jpgdfiuftytrg.jpg




Chuẩn bị:

- Khoảng 10 con bò cạp (loại bò cạp đen).

- Dầu ăn.

- Hành tỏi băm nhỏ.

- Lá xà lách, dưa chuột, cà chua thái lát mỏng bày sẵn vào đĩa.

Cách làm:

- Đun sôi dầu ăn rồi thả bọ cạp vào chiên ngập dầu đến khi vỏ giòn là được. Sau đó gắp ra đĩa đã trang trí trước.

- Phi thơm hành tỏi màu vàng nhạt rồi đổ lên trên bọ cạp.

Nước chấm

 - Chua, cay, mặn, ngọt.

 - Hoặc muối tiêu chanh tùy thích


 

BỌ CẠP XÀO XẢ ỚT


 

tytyrt.jpg

 



Chuẩn bị:


- Khoảng 10 con bò cạp (loại bò cạp đen).


- Ớt, tỏi, sả băm nhỏ.


- Ớt, củ sả thái lát.


- Nước mắm, muối, đường, dầu ăn.


Thực hiện:


Ướp bọ cạp với sả, ớt, tỏi băm, nước mắm, muối, đường, để 15 phút cho bọ cạp ngấm gia vị, chiên qua dầu cho chín giòn.


Dầu nóng, cho tỏi, sả, ớt thái lát vào xào thơm, cho bọ cạp vào xào qua rồi đổ ra đĩa.



BỌ CẠP TẨM BỘT CHIÊN GIÒN

                                                           


sjet.jpg



Giá trị dinh dưỡng của bọ cạp:


Theo kết quả phân chất tại Federal College of Agriculture, Akure, Ondo StateNigeria (Journal of Entomology  số 3, 2006, trang 156-160)

100 gram bọ cạp loại đuôi mập Androctonus australis chứa:

- Calories                                331

- Chất béo                               10.83 g

- Chất đạm                              52.91 g

- Chất sơ                                  9.81 g

- Carbohydrate                         5.61 g

- Kẽm                                       5.22 mg

- Sắt                                         13.7 mg

- Sodium                                  43.3 mg

- Magnesium                           49.5 mg

- Calcium                                 59.5 mg

- Potassium                              68.5 mg

 

Xét chung bọ cạp cung cấp nhiều protein hơn rết, cào cào và mối, đồng thời chứa nhiều chất béo hơn. Lượng Calcium trong bọ cạp cao hơn là trong Chanh và Đu đủ (39-49 mg/100 gram) nhưng thấp hơn thịt cá rô phi (281 mg/100gram cá). Các khoáng chất khác cũng tương đối cao khi so với một số cá nước ngọt khác tại Phi châu). 

Là món ăn không quá đắt, không khó tìm và rất dễ có được cảm giác mạnh khi thưởng thức những món ăn lạ lùng, đó là những tiêu chí để nhiều người, trong đó có khá đông các bạn trẻ tìm đến với những món ăn lạ như bọ xít, dế mèn, bọ cạp, thậm chí là sâu chít... Bọ cạp khi mua về ăn nên sơ chế như rửa sạch, ngâm qua nước muối và chỉ cần chiên hoặc nướng lên là có thể ăn được. 

Phần lớn những loại côn trùng như bọ cạp, châu chấu, dế mèn... khi về đến nơi tiêu thụ là đã được giữ đông lạnh, sau đó được nướng, chiên hoặc rang muối, ăn giòn và thơm. Kể về những món "đặc sản" từ côn trùng, ThS Nguyễn Viết Hải, Viện Di truyền Nông nghiệp hào hứng: "Chúng tôi thường gọi bọ xít là "tôm nhãn", dế mèn là "tôm bò", còn châu chấu là "tôm bơi".



CÁCH NGÂM RƯỢU BỌ CẠP


rượu bọ cạp.jpgcach-ngam-ruou-bo-cap-dung-cach1.jpgruou-bo-cap copy.jpg

 

Bò cạp ở Việt Nam đã được xác định thuộc chi Buthiurus hoặc chi Heteronetrus. Thực tế ta có thể dùng nhiều loài khác nhau. Toàn yết người Việt Nam dùng làm thuốc thuộc loài Buthus martensii Karsch, thuộc họ bò cạp Buthidae. Ðây là một loài có đốt, thường sống ở dưới những hòn đá hoặc khe vách, hang hốc. Đầu và ngực ngắn, bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài, cuối cùng có ngòi mang nọc độc.


Thường người ta bắt bò cạp vào mùa xuân và mùa hạ. Khi bắt được cho ngay vào chậu hay nồi nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn (mỗi kilogam bò cạp cho thêm 300-500g muối ăn). Ðậy vung lại và đun từ 3-4 giờ cho đến khi cạn nước; lấy bò cạp ra phơi mát cho khô, không nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh. Khi dùng lại phải ngâm nước để rửa sạch hết muối đi.

 

Do nhu cầu lấy nọc bò cạp để điều trị những rối loạn của hệ thần kinh, một số nước đã chú ý nuôi bò cạp lấy nọc làm thuốc. Muốn có 1g nọc bò cạp cần lấy ở 8.000 con một lần. Có thể dùng những xung điện để bắt bò cạp tiết nọc nhiều lần. Nọc bò cạp đắt hơn nọc rắn.

 

Công dụng và liều dùng:

 

Toàn yết là một vị thuốc được dùng trong Ðông y làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván. Ngoài ra còn dùng làm thuốc kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm mồm miệng méo xệch.

 

Theo tài liệu cổ, toàn yết có vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc, vào kinh can. Có tác dụng khu phong, trấn kinh. Dùng chữa kinh giản, phá thương phong, cảm mồm méo, mắt xếch, bán thân bất toại. Người huyết hư sinh phong không dùng được.

 

Nếu dùng thuốc sắc thì ngày dùng 3-5g; Nếu dùng thuốc bột hay thuốc viên thì chỉ dùng 2-3g, chia làm 2 hay 3 lần uống.

 

Ðơn thuốc có bọ cạp:

 

Thuốc chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, thiên đầu thống (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền): Toàn yết (bỏ đầu, chân) 3g, địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, cam thảo 2g, tất cả tán bột. Chia làm 5 hay 6 lần bình ngâm rượu đẹp uống trong ngày. Dùng nước nóng chiêu thuốc.

 

 Bò cạp còn có tên khoa học là Arachnida. Các loài bò cạp đều có độc tố ảnh hưởng đến thần kinh, mà bò cạp dùng để giết hoặc làm tê liệt con mồi. Nọc độc của đa số loài bò cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác, từ đau, tê cứng đến sưng phồng. Một vài loài bò cạp, chủ yếu trong họ Buthidae, có thể gây nguy hiểm, nhất là đối với một số người bị dị ứng. Nhưng bò cạp nói chung khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ.

 

Nọc độc bò cạp được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền, là vị thuốc rất quý và có giá cao hơn cả nọc rắn. Bò cạp còn là món ăn “thượng đẳng”. Tuổi thọ của các loài bò cạp có khác nhau. Chúng có thể sống tới 4 - 5 năm, thậm chí 25 năm hoặc lâu hơn.

 

Cơ thể bò cạp có chứa 17 loại axít amin cần thiết cho cơ thể con người, ngoài ra nó còn chứa 14 loại nguyên tố vi lượng khác cùng nhiều vitamin đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ trong việc tăng cừng sức khẻo, thúc đậy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng tái tạo và phát triển các tế bào ở cơ thể người!

 

Những bài thuốc quý từ bò cạp:

 

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván, sưng độc không rỏ nguyên nhân, giúp hỗ trở hiệu quả trong việc điều trị bên ung thư và các bệnh lây nhiệm qua đường tình dục như AIDS.

 

Đặc biệt là bò cạp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh nan y của hệ thống thần kinh, tim mạch, viêm gan B, viên thận, viên dạ dày, bệnh ngoài da và ung thư gan!




Top 5 thí sinh giỏi nhất của MasterChef Việt Nam phải đối đầu với những nguyên liệu "độc" như bọ cạp, dế, đuông dừa...




images (2).jpgthanh.jpgIMG_8374.JPGIMG_8375.JPGIMG_8385.JPGIMG_8386.JPGIMG_8379.JPGIMG_8372.JPG IMG_8344.JPG


Lách qua cánh cửa hẹp để đến với top 5, Thanh Cường đang dần lấy lại phong độ. ​Anh chọn cho mình món Đuông dừa, bọ cạp chiên giòn và Gỏi cuốn dế. Món ăn của Thanh Cường đã khiến giám khảo khách mời Alain Nguyễn rất hài lòng bởi “cách trang trí đẹp, món ăn có hương vị và sáng tạo”.   

  

BỔ DƯỠNG HƠN THỊT CÁ

 

GS.TSKH Vũ Quang Côn, chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam cho hay, các món ăn làm từ côn trùng như bọ cạp chiên, dế mèn chiên, sâu chít hấp hoàn toàn an toàn và bổ dưỡng... Một số nghiên cứu đã chứng minh, cào cào, châu chấu, dế mèn, bọ cạp, nhộng còn giàu các chất vi lượng, axit amin, protein... ngang hoặc hơn là thịt gà, thịt lợn. Chính vì thế, từ lâu ong, sâu chít, đông trùng hạ thảo... đã được sử dụng làm thuốc.

 

Ở Việt Nam, phong trào ăn côn trùng mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi người ta rất "ưa" các món ăn được chế  biến từ côn trùng. Thậm chí, người ta còn thu hoạch và phơi khô châu chấu để ăn quanh năm. Nhiều người cũng tỏ ra lo ngại như ong có nọc độc, bọ xít thì hôi...

 

Thực tế, tất cả những món ăn từ các loài này không gây bất cứ một ảnh hưởng xấu nào tới sức khoẻ. Ong khi đưa vào bếp xào nấu hoặc ngâm rượu, nọc độc sẽ tan. Bọ xít khi còn sống có mùi hôi và gây ngứa. Tuy nhiên, khi nấu chín thì các chất độc sẽ phân hủy hết, GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết.

 

Vẫn theo vị chuyên gia này, việc chế biến các món ăn từ côn trùng cũng không quá phức tạp. Từ lâu, dân gian vẫn chế biến nhộng, châu chấu... hết sức đơn giản: làm sạch, xào với mỡ, hành... Đối với một số loài côn trùng, để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn, có mùi vị, có màu sắc, người ta cũng sẽ có một vài thao tác xử lý. Ví dụ, khi "sơ chế" bọ cạp, dế mèn người ta có thể ngâm trong nước muối loãng 5%, bọ xít ngâm với nước vo gạo hoặc nước dưa chua…

 

GS.TS Bùi Công Hiển, giám đốc Trung tâm ứng dụng Côn trùng học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tâm sự, thức ăn từ côn trùng hội tụ cả yếu tố lạ và bổ dưỡng (axit amin giúp dễ tiêu hóa), song hiện nay, việc làm thức ăn bằng côn trùng vẫn chỉ ở quy mô nhỏ và mang tính thời vụ.

 

GS.TS Bùi Công Hiển cho rằng, cần phải nhân nuôi một cách bền vững chứ không thể săn bắt ngoài tự nhiên. Việc nhân nuôi côn trùng cũng không quá phức tạp. Ví dụ, người ta có thể nuôi dế bằng cỏ, thả dế và cỏ vào thùng, cho sinh sản trong đó.


CHÚC QUÝ KHÁCH NGON MIỆNG!



*** Trang trại Thanh Xuân có hàng nghìn video về các hoạt động như: chăn nuôi, thu mua, các kho trữ đông côn trùng, các khu thu mua, sơ chế, đóng gói, xuất bán nhà hàng, siêu thị, xuất khẩu, thương nhân trong nước, ngoài nước đến ký hợp đồng, VTVphát sóng nhiều năm...

*** Quý khách tạo Gmail, dùng làm tài khoản trên Youtube, đăng ký các kênh và nhấn nút chuông để nhận thông báo những video mới tải lên hoặc nhấp trực tiếp vào từng kênh sau để xem ngay:






Phản hồi (0)
Hiển thị 0 trong 0 phản hồi  


Viết phản hồi
 
Sản phẩm liên quan
Lên đầu trang