Trang trại Thanh Xuân hướng dẫn kỹ thuật nuôi tắc kè hàng đầu
Việt Nam. Video cách làm chuồng trại, cách nuôi tắc kè theo từng giai đoạn, cung cấp tài liệu
chăn nuôi chuẩn áp dụng cho cả ba miền: Bắc, Trung, Nam.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẮC KÈ:
Tắc
kè có tên khoa học là Gekko gecko, tắc kè là nguồn dược liệu quý hiếm,
có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nguồn tắc kè trong thiên nhiên
ngày càng cạn kiệt, nên việc phát triển nuôi tắc kè tại hộ gia đình mang
lại nhiều lợi ích và rất cần thiết.
Tắc kè hay còn gọi là ĐẠI BÍCH HỔ hay CÁP GIẢI, thuộc lớp động vật bò
sát, bộ có vảy. Màu sắc của tắc kè thay đổi theo màu sắc của nôi trường
sống để ngụy trang che dấu kẻ thù ăn thịt. Hiện nay tắc kè được dùng để
ngâm các loại rượu truyền thống, làm thuốc chữa bệnh trong y học, ngoài
ra còn được dùng để chế biến các món ăn đặc sản rất bổ dưỡng.
TẮC KÈ là loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế
cao. Theo y học dân tộc tắc kè là một vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm
mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chữa nhiều chứng ho kho trị, ho ra máu, hen
suyễn, đái rắt, đái són, đau xương, tráng dương bổ thận... rất hiệu quả.
Trong các bài thuốc nam tắc kè được dùng ngâm rượu hoặc sấy khô tán
thành bột để uống. Theo các kết quả phân tích cho thấy thân và đặc biệt
là đuôi tắc kè có chứa rất nhiều axit amin và các chất béo có tác dụng
kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng sức khỏe con người.
(Trích bài của KS ĐẶNG TỊNH)
Với những giá trị về dược liệu, thực phẩm, sinh vật cảnh và là nguồn
hàng xuất khẩu có giá trị cao sang các thị trường trên thế giới, hiện
tắc kè đã được nhân nuôi ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn
Độ, Thái Lan…
Ở Việt Nam,
việc nuôi tắc kè đã được giáo sư: Đỗ Tất Lợi đề cập đến từ rất lâu
nhưng đến nay tắc kè chỉ được nhân nuôi một cách tự phát ở một số địa
phương. Không những vậy, nguồn giống sử dụng chủ yếu được bẫy bắt trong
tự nhiên, các tài liệu hỗ trợ khiến thức về đặc điểm sinh học, sinh
thái, tập tính và kỹ thuật chăn nuôi còn thiếu. Kỹ thuật chăn nuôi chưa
hoàn thiện đã hạn chế sự phát triển của nghề nhân nuôi tắc kè, các tài
liệu đã xuất bản chỉ hướng dẫn theo hình thức bán hoang dã do thức ăn
cho tắc kè chưa chủ động nuôi được như hiện nay, nguồn thức ăn chủ yếu
do tắc kè tự bắt ở ngoài tự nhiên, lúc có lúc không nên chúng phát triển
rất chậm. không thích hợp cho chăn nuôi với quy mô sản xuất hàng hóa.
Bên
cạnh đó, hàng năm thị trường thế giới cần cung cấp số lượng lớn tắc kè
như Đông Á, Tây Âu, Bắc Mỹ…Theo dự kiến, nhu cầu xuất khẩu tắc kè lên
tới hàng triệu con trên một năm. Vì vậy, chăn nuôi tắc kè không những
mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần hạn chế suy giảm tắc kè
ngoài tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học
Nhận
thấy được ý nghĩa to lớn về việc phát triển nghề nhân nuôi tắc kè và đa
dạng hóa động vật nuôi tại đất nước mình là việc làm rất cần thiết,
Trang Trại Thanh Xuân đã nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh
thái, phòng tránh bệnh tật, nhân giống và đặc biệt là chủ động được
nguồn thức ăn ưa thích cho tắc kè đó là con dế mặt khác nuôi dế rất dễ,
tốn ít chi phí, sinh sản rất nhanh chúng vừa làm nguồn thức ăn chính cho
tắc kè vừa là mặt hàng bán rất chạy trên thị trường. Chúng tôi xây dựng
tài liệu hoàn thiện nhất về: Kỹ thuật nhân nuôi tắc kè thương phẩm quy
mô hộ gia đình là cẩm nang cho người chăn nuôi.
Để
nuôi tắc kè đạt năng năng suất, chất lượng tốt bà con cần nắm vững một
số đặc điểm môi trường sống, đặc tính sinh học, sinh trưởng của tắc kè
làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng một cách
thích hợp.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẮC KÈ:
Tắc
kè có hình dáng giống thạch sùng, cá thể trưởng thành có thân dài
khoảng 15cm, dài đuôi khoảng 12cm, con đực có kích thước lớn hơn con
cái. Đầu bẹp ba cạnh, màu xám nhạt hay xám vàng. Lưng màu xám, có nhiều
hoa vàng sáng, nhiều nốt sần lớn. Bụng trắng xám. Đuôi có 6 - 9 khúc xám
xen 6 – 9 khúc vàng hoặc trắng. Đuôi tắc kè dễ đứt nhưng có thể mọc lại
được. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi
cử động dọc. Tắc kè có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc theo màu nền của
môi trường sống. Chân tắc kè có năm ngón, các ngón có vuốt trừ một ngón
không có, tất cả các ngón đều có giác bám (nút chân không).
III. TẬP TÍNH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TẮC KÈ:
Tắc kè có tên trong y học cổ truyền là cáp giới. Các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều gia đình đã nuôi tắc kè, nó ở trong các hốc cây, cột nhà hoặc nằm ở dưới các lớp ngói âm dương.
Tắc
kè hoạt động săn mồi về ban đêm là chủ yếu, nó ăn sâu bọ, gián, muỗi,
ruồi, nhện và các loài bọ cánh cứng khác. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống
dưới 20oC thì tắc kè ngủ đông. Mùa xuân về, thời tiết ấm áp, những tiếng
kêu: “tắc kè, tắc kè… è” là tiếng gọi bạn tình trong mùa động dục.
Da
tắc kè có nhiều màu óng ánh luôn thay đổi theo môi trường với mực đích
ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Nếu khi bắt được tắc kè mà túm lấy đuôi
nó, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát. Tắc kè cũng
giống như con thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh
đuôi khác. Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc.
Tuổi
thọ của tắc kè lên tới ngoài chục năm nhưng khi tắc kè được 6 tháng tuổi đạt trọng lượng khoảng 50g - 60g trở lên thì chúng đã bắt đầu đẻ
trứng. Trứng hình thành theo buồng gồm nhiều quả, chúng lớn dần như buồng trứng của con gà. Khi trứng có lớp vỏ trắng mềm, to như hòn bi ve thì đẻ. Mỗi lần đẻ từ 2 đến 3 quả, trứng được bao bọc một lớp chất dính để giúp trứng bám chặt vào hộc hoặc thân cây. Vỏ trứng cứng lại dần sau vài tiếng. Chúng đẻ liên
tục trong nhiều năm, khoảng 3 tháng thì nở. Ngoài tự nhiên, tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi
tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.
Miền bắc, vào mùa đông chúng thường ít giao phối, thường ngủ đông trong tổ nên chúng thường ít sinh sản vào thời điểm này.
Miền nam nắng nóng quanh năm rất thuận lợi đối với sự phát triển của chúng, vì tắc kè thuộc loài có thân nhiệt thấp (thân hàn), bộ không có lông nên chúng hợp với thời tiết ấm áp. Chúng sẽ sinh sản quanh năm nếu được sống ở những vùng có khí hậu ấm áp.
IV. PHÂN BIỆT TẮC KÈ ĐỰC, TẮC KÈ CÁI:
Cầm con tắc kè ngửa bụng, giữ cho tư thế nằm yên và thẳng, xem các dấu hiệu sau:
- Con đực gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ cao, còn con cái gốc đuôi thon, lỗ huyệt lép hơn.
-
Dưới lỗ huyệt có hai chấm gọi là chấm dưới huyệt, ở con đực chấm dưới
huyệt to như hạt gạo, lồi và rất đen, còn con cái mờ và lép.
-
Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi,
nếu là con đực thì có gai giao cấu lòi ra mầu đỏ thẫm, con cái không có.
- Tắc kè đực ở mặt trong đùi có một hàng lỗ tạo thành hình chữ V ngược gọi là hàng lỗ trước huyệt, con cái không nổi rõ
V. THỨC ĂN CỦA TẤC KÈ:
Tắc kè ăn các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, sâu, mối, nhện... hoặc thằn lằn loại nhỏ, chúng có thể ăn thêm cá biển, tôm nõn khô...
Tắc kè to ăn mồi to, tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ.
VI. CÁCH LÀM CHUỒNG NUÔI TẮC KÈ:
Căn
cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang
tổ quen thuộc trên thân cây, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở
khác, nên ta đã nuôi được tắc kè trong chuồng nuôi theo cách sau đây:
-
Nguyên vật liệu làm chuồng: Gạch, xi măng, cát, gỗ, lưới inox hoặc lưới
sắt, ống tre nứa, ke sắt, đinh, thân cây gỗ, vải tối màu.
- Kích thước chuồng:
Chiều cao cố định: 2m đến 2,2m. Chiều rộng: 1,2m đến 1,5m. Chiều dài tùy theo
diện tích của từng hộ gia đình và số lượng tắc kè nuôi, nên làm dài tối thiểu
3m tối đa 10m. Cứ 1m2 nền nuôi khoảng 20 con tắc kè thịt hoặc bố mẹ, 30 con tắc
kè con.